Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2011

Những ngôi sao đã biến mất trên bầu trời Google

Mất tiền đau một, mất người đau mười. Chuyện chảy máu chất xám xảy ra ở mọi nơi, kể cả một nơi danh giá như Google. Vậy cho nên chuyện người tài bỏ đi chưa hẳn trùng khít với chuyện" tham vàng bỏ ngãi". Dưới đây là bốn bậc kỳ tài đã dứt áo ra đi khỏi Google.

Người phát triển Facebook Lars Rasmussen : Vốn là một người rất tin cẩn của Google. Từ 2003 , anh đã cùng với một người anh em khởi đầu thành lập một bản đồ đường bộ trực tuyến. Google mua lại hãng và Rasmussen tiếp tục phát triển thành Google Map. Sau đó anh lại tiếp tục phát triển thành Google Wave. Ban đầu dự án này nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của những người sáng lập Google. Nhưng cho đến 2009 khi dự án này vẫn chưa cho ra được kết quả thì Google đã quyết định hủy bỏ nó. Người có tự trọng là thế, chẳng thể ngồi chơi,và Facebook cũng chẳng bỏ lỡ cơ hội. Bây giờ thì Rasmussen đã đầu quân cho Facebook. Trong một lần trả lời phỏng vấn , anh nói " Một hiện tượng như Facebook thì trong một thập kỷ chỉ xuất hiện đúng một lần". Rõ ràng Google đã không đủ kiên nhẫn để chờ Wave.

Nữ lãnh đạo cao cấp Sheryl Sandberg : Người đã lập nên Google.org . Trong một buổi tiệc lễ Noen, bà đã làm quen với ông chủ của Facebook Mark Zuckerberg . Sau đó bà cũng đầu quân cho Facebook.

Đồng sáng lập Twitter Evan Williams: Kể cả người khai sáng huyền thoại Evan Williams, Google cũng không giữ được. Cho dù rằng từ năm 2003 Google đã mua lại Pary Labs của William và phát triển thành Blogger.com như ngày nay mà các trang bạn Trỗi hay dùng. Thế mà đến năm 2004 anh vẫn bỏ Google lại sau lưng.

Nhà sáng lập Foursquare Dennis Crowley: Năm 2005 anh đã bán và sát nhập mạng xã hội địa phương Dodgeball vào Google. Tuy nhiên đến năm 2007 thì anh rời bỏ Google vì không được Google hỗ trợ như kỳ vọng. Anh cảm thấy "quá thất vọng và luôn có cảm giác bực bội không thể tưởng tượng nổi" . Anh tách ra độc lập và năm 2010 Foursquare (một phiên bản của Dodgeball) của anh đã đạt thành công vang dội.

Sự ra đi của các ngôi sao trên nghiêm trọng đến nỗi ở thung lũng Silicon người ta bắt đầu nói về buổi hoàng hôn của Google- giống hệt như tình trạng hiện tại của Yahoo. Và ông chủ Larry Page của Google, năm nay" đã"37 tuổi (sinh ngày 26-3-1973) hình như là quá già so với tuổi 26 của ông chủ Faceboook Mark Zuckerberg ( sinh ngày 14-5-1984).
Tổng hợp từ các báo
Ảnh : Spiegel

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

7 câu của Eric Schmidt


Vào ngày thứ 5, 20-1-2011, trên mạng Twitter, Eric schmidt thủ lĩnh số 1 của Google, người được coi là cha nuôi của Larry Page, đã viết thông báo về việc để lại vị trí số 1 cho Larry Page. Lý do được Eric viết rất vui vẻ:" Hàng ngày mà cứ phải trông chừng những người đã lớn là một việc làm không cần thiết nữa".
Lục lại tạp chí Spiegel tôi thấy có 8 câu nói của Eric Schmidt trong thời gian làm thủ lĩnh Google (từ năm 2001) . Thấy tám câu này có cách diễn đạt rất là Google, nên chép ra đây cho vui. Tuy nhiên có một câu mà sau này do thấy sai nên Eric Schmidt đã rút lại. Thành ra chỉ còn 7 câu.


1- Chúng tôi biết bạn đang ở đâu, chúng tôi biết bạn đã ở đâu, Chúng tôi còn biết tâm trí của bạn để chỗ nào nhiều , chỗ nào ít.
10-2010
com. : Đừng tinh vi!
2- Vào một ngày nào đó tất cả những người trưởng thành sẽ có quyền được đổi tên . Thế là toàn bộ lỗi lầm thưở thiếu thời sẽ được quên lãng. Những lỗi lầm này đã được ghi lại ở đâu đó trên mạng .
8-2010
com. : Được thế thì tốt quá!
3- Tôi tin rằng thật ra đại đa số người ta không phải muốn Google trả lời các câu hỏi của mình mà họ muốn Google nói cho họ biết phải làm gì sau đó.
8-2010
com.: Google muốn cầm đèn chạy trước ô tô.
4- Tôi tin rằng cộng đồng chúng ta chưa thể hiểu được điều gì sẽ xảy ra khi tất cả đều lên mạng, người ta có thể biết được tất cả, và tất cả chi tiết trong từng người đều thừơng xuyên bị bộc lộ.
8-2010
com.: Tôi hiểu được nhưng chỉ láng máng thôi.
5- Chúng tôi chưa có kế hoạch làm thế nào để đánh bại Apple.
7-2010
com.: Thế bao giờ thì có?
6-Nếu có một điều gì đó ở mình mà bạn không muốn người ta biết đến thì có lẽ là bạn đừng làm gì cả.
12-2009
com.: Không làm thì lấy gì mà ăn?
7- Thông qua internet người ta có thể đọc được , nghe được suy nghĩ của người khác và điều này hoàn toàn không phải suy đoán nữa.
5-2006
com. : Nhờ thế mà tán tỉnh nhau cũng đơn giản đi nhiều.

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Larry Page là ai ?



Thế giới bí mật của ông chủ mới Google
Dịch từ bild 22-1-2011
Lịch sử Google.
1998 Larry Page và Sergey Brin sáng lập ra Google (lúc đó cả hai đều 25 tuổi). Với ý tưởng: tất cả thông tin trên thế giới được sưu tập trong một chương trình máy tính.Nhờ thế người ta có thể tìm thấy bất kỳ thông tin nào mà người ta cần tìm.Ngày hôm nay thì Google đã trở thành công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên internet. Trị giá cổ phiếu: 205 tỷ đola . Còn cái tên? Google có nghĩa : một số 1 với 100 số không, đây là một con số lớn hơn cả số nguyên tử ước tính có trong vũ trụ.






San Francisco- Ông ta biết tất cả về chúng ta. Nhưng còn chúng ta thì biết gì về ông âý? Về Larry Page, người mà vừa đây thôi đã thành người kiểm soát duy nhất của Google ?
Nếu ta vào Google và gõ tên ông ta thì lập tức sẽ xuất hiện 7 triệu thông tin . Nhưng hoàn toàn không có thông tin về cá nhân. Google biết rất rõ chúng ta sống ở đâu, chúng ta tìm kiếm cái gì, liệu chúng ta có truy cập vào các trang có nội dung khiêu dâm hay không. Larry Page , người sở hữu công cụ thông tin lớn nhất thế giới là người biết một cách tốt nhất cách che giấu cuộc sống riêng. Và chính ông ta cũng phải biết rằng ông ta không thể nào mà có thể dấu được tất cả .
Bố của ông ta , một chuyên gia tin học gửi Larry đến trường Montessori. Từ hồi nhỏ Page đã sắp các máy in máy tính bằng lego.
Ông ta uống Coca cola light
Ông ta sở hữu một Boeng 767 (có phòng ngủ), sống trong một lâu đài có hàng rào cao bao bọc, gồm 24 phòng ở Palo Alto (Caliphonia) có phòng luyện tập thể hình, chỗ đỗ máy bay trực thăng.
Ông ta có một con gái và một tài khoản với 12 tỷ đola.(Cos taì liệu nói rằng là con trai, sinh 2008)
Cách đây ba năm để tổ chức Đám cưới với một nữ khoa học gia tên lửa cực kỳ thông minh ông ta đã thuê một hòn đảo ở Karibic ( đồng thời thuê luôn cả mấy hòn đảo lân cận), để cho không một ai được đến gần. Ông ta mời cựu tổng thống Bill Clinton và ca sỹ của ban nhạc “ U2” Bono đến đám cưới bằng máy bay. Cả hai đều phải có thỏa thuận bằng văn bản, không tiết lộ bất cứ một chi tiết nào về đám cưới.
Tại sao ông ta lại luôn dấu mình? Tại ông ta biết rất rõ không có gì giá trị như thông tin. Page vừa mới bỏ ra 60 triệu đôla để mua một chiếc siêu du thuyền (“Senses”, dài 59 met ). Ở ngoài khơi xa ông ta có thể tránh được các cặp mắt tò mò của thiên hạ.
Ảnh : Larry page và du thuyền mới tậu.

Thứ Năm, 13 tháng 1, 2011

Quả trứng gà và việc quản trị rủi ro



Có một người Đức lớn tuổi tâm sự : Hồi nhỏ trước bữa ăn, tôi cùng với bố mẹ tôi và cả gia đình cùng làm dấu thánh và mời đức chúa Giesu đến dùng bữa cùng gia đình. Trên bàn toàn là những thứ trong tự nhiên do Chúa ban tặng. Con gà , con lợn cũng ăn thức ăn tự nhiên, toàn là những thứ của Chúa cả. Nhưng bây giờ tôi chẳng dám mời chúa đến dùng bữa nữa. Tất cả là sản phẩm của công nghiệp nuôi trồng và chế biến.
Đúng thế, ngày nay con lợn con gà đều ăn thức ăn do con người tạo ra. Và vì thế như là tự nhiên, chúng ta phải chấp nhận vô vàn rủi ro do thức ăn mang lại.
Trứng gà ở Đức được bán lẻ thông thường nhất dưới hai dạng hộp 10 quả và 6 quả.
Ở phía ngoài hai loại hộp này có dãn một nhãn ghi kích cỡ to, nhỏ (S,M,L,XL); thời hạn của trứng(21 ngày), trong đó ghi rõ 14 ngày ở nhiệt độ bình thường và 7 ngày cuối ở nhiệt độ 5-8 độ C. Cuối cùng là một mã số gồm có ba nhóm số và chữ số. Khi mở hộp trứng ra thì ngay bên dưới nắp là chỉ dẫn cách đọc mã số. Nhờ đó mà người mua biết được : cách thức nuôi gà đẻ trứng(thức ăn tự nhiên hay công nghiệp, thả hay nhốt), tên nước sản xuất, số xí nghiệp sản xuất). Mã số này còn được in lên từng quả trứng gà
Tôi biết rất rõ điều này chẳng phải vì trong cửa hàng bán đồ ăn tự phục vụ của tôi có bán trứng gà tươi. Và cứ ba tháng một lần có nhân viên kiểm tra vệ sinh đến kiểm tra, nhắc nhở, mà còn là vì trong tất cả các chỗ bán trứng gà của các siêu thị đều có treo biển rất to để chỉ dẫn cách đọc mã số.
Mấy tuần nay cả nước Đức xôn xao vì vụ Skandal đioxin trong trứng gà . Sức khỏe của cộng đồng lại đứng trước rủi ro. Có nhiều dấu hiệu cho thấy rủi ro này bắt nguồn từ lòng tham. Ngay buổi sáng đầu tiên khi được tin có một số vùng trứng bị nhiễm đioxin, trước khi mở cửa hàng, tôi phải lập tức kiểm tra và thấy yên tâm vì lô trứng nhập về trong cửa hàng của tôi không mang mã số mà nhà nước thông báo là nằm trong vùng bị nhiễm đioxin. Ngày hôm ấy , ở chỗ bán trứng, tôi thấy có khách hàng trước khi mua trứng thì giở iphon để tra cứu mã số nhiễm đioxin trong trang web cuả bộ bảo vệ người tiêu dùng. Thấy vậy tôi căng tờ báo Bild trong đó có ghi tất cả các mã số trứng bị nhiễm đioxin. Ngày hôm đó lượng trứng tiêu thụ có ít hơn ngày khác nhưng tất cả những người mua đều tra cứu cẩn thận và yên tâm. Đến ngày hôm sau thì việc tiêu thụ lại trở lại như bình thường.
Trước đây , khi bán trứng chủ yếu tôi chỉ chú ý đến thời hạn mà chẳng mấy khi để ý đến mã số. Thậm chí nhiều khi mình còn thấy quy định phải ghi mã số này của nhà nước là quá nhiêu khê. Lại còn nghĩ việc gì phải in mã số này lên từng quả trứng? Nhưng khi sự việc xảy ra thì tôi thấy rất thấm thía : muốn khống chế được rủi ro thì người ta phải làm những việc rất tỷ mỷ khi rủi ro chưa xảy ra.
Khi rủi ro đến trên một diện rộng cho cộng đồng thì những việc tỷ mỷ ấy phải do nhà nước chủ trì.
Suy ra cho cùng thì nhà nước không phải chỉ biết viết diễn văn để đọc trước hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Mà nhà nước còn phải biết cách viết lên từng quả trứng để cho người dân đọc và hiểu.
Theo tôi nghĩ , người dân sẽ phải đọc các mã số trên các quả trứng thường xuyên hơn là tìm cách đọc những bài diễn văn. Và càng nhiều hơn nữa khi xảy ra rủi ro như kiểu rủi ro vừa rồi.