Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

Câu chuyện buồn đằng sau bức ảnh (Karolin Schneider)

Dịch nguyên văn từ Bild am Sonntag 6-3-2010.
Tặng chị em nhân ngày 8-3

Câu chuyện này có một kết cục buồn, nhưng đẹp. Đó là câu chuyện của một người phụ nữ vô tình đã đọc một dòng tin trên báo về một em bé bị bệnh ở Nepal và sau đó là một chuyến đi rất đặc biệt.

Dòng tin gồm 88 chữ in trên báo vào một sáng chủ nhật tháng 9 đã động tới trái tim Cecilie Hansen : "Ở phòng chứa đồ của một nhà hộ sinh ở Kathmandu, Nepal người ta đặt một em bé gái trên một cái ghế. Em bé gái 18 tháng tuổi và còn chưa có tên.

Đấy là không có tên chính thức thôi. Còn các y tá ở đây gọi em là Ghane , có nghĩa là " đầu to". Bé gái được sinh ra với bộ não bị nước tràn vào. Mẹ em đã bỏ em ngay sau khi sinh ra em. Trại mồ côi không muốn nhận em. Các bác sỹ thì không thể làm được gì.

Bây giờ thì em nằm bất động ở đây, với các vết thương lở loét. Nếu có một tương lai cho Ghane, thì tất cả mọi người đều biết , là một may mắn rất mong manh."

Ở bên những dòng chữ là một tấm hình tối. nó được chụp trong một phòng để đồ của một bệnh viện. Ở chính giữa là một cái ghế, bên trên là em bé gái với một cái đầu rất to, bức ảnh vừa kỳ lạ lại vừa xúc động. Cecilie Hansen, 37 tuổi là mẹ của một cậu con trai, nhận thấy ngay rằng, tấm ảnh này và những dòng chữ ấy chị sẽ không thể nào quên được.

Hansen là một phụ nữ thông minh, quản lý nhân sự cho một hãng logistik Đan mạch, chịu trách nhiệm trước 2000 người. Nhưng vào cái buổi sáng chủ nhật tháng 9 ấy đã có một cái gì đó bất thường xảy ra với Hansen- bên trong tâm hồn của chị. Nó thôi thúc chị tìm đến em bé gái "đầu to "cách đấy 6000 km đang nằm chờ chết. Ngay tối hôm ấy Hansen vào internet, viết email cho các phóng viên, liên hệ với các bác sỹ. Và chị đã được biết bé gái bị não úng thủy. Từ khi sinh ra bé đã bị nước liên tục chảy lên não và không thể thoát ra vì tủy sống bị dị dạng.

Chỉ có cách thực hiện rất nhiều các cuộc phẫu thuật thì mới có thể cứu được em bé. Nhưng có rất nhiều câu hỏi dồn đập đến với người phụ nữ Đan Mạch này : Toàn bộ chi phí hết bao nhiêu? Bản thân chị liệu có đủ mạnh mẽ để mà chịu đựng ? Nhưng vài tuần sau thì có tin vui từ Nepal : có một bác sỹ đã sắn sàng điều trị cho bé trong bệnh viện riêng của ông ấy. Và nhà thần kinh học ấy đã gửi cho Hansen một cái SMS mà chị đã mong đợi bao lâu:“ Đây là thời gian thích hợp để bà đến Nepal.“

Bốn tháng sau, chúng tôi gặp nhau, phóng viên của BILD- am- SONTAG và Cecilie Hasen trong một quán cafe nhỏ ở Kopenhagen, Đan Mạch. Hansen gọi lươn hun khói, nhưng chị không hề chạm đến, chị chỉ kể. Giọng chị bình tĩnh và mạnh mẽ. Tại sao số phận của bé gái này ngay lập tức lại làm cho Hansen xúc động ? Người phụ nữ Đan mạch chỉ biết :“Ở đứa trẻ này có một cái gì đó rất khác. Có thể tạị tôi đã so sánh cháu với Sebastian con trai tôi. Chúng cũng suýt soát tuổi nhau. Tôi luôn nghĩ Sebatstian được ngủ trên giường êm nệm ấm. Và ở Nepal, cháu gái kia chỉ được gọi là“ đầu to“.

Quay lại đầu câu chuyện này : Vào ngày một tháng mười một Cecilie bay đến Kathmandu, thủ đô của Nepal. Số tiền cho chuyến đi và cho phẫu thuật là 4000 euro lấy từ tiền túi.“ Tôi và chồng tôi không giàu“, Cecilie Hansen nói , „nhưng trước chúng tôi là câu hỏi giữa một kỳ nghỉ hè và tính mạng của một con người“. Người đàn bà trẻ mang một vali đầy đồ trẻ con, từ tã lót đến sách truyện tranh. Chỉ ngay ngày hôm sau 6 y tá đã đẫn chị đi qua cổng bệnh viện trẻ em, đến tận phòng để đồ tối tăm. Khi cánh cửa mở ra, Cecilia lại có nguyên cảm giác xúc động như khi đọc tờ báo trên bàn ăn sáng : Vẫn là cái bồn rửa rỉ sét, bức tường xám xịt, cái ghế màu tím. Và em bé vẫn nằm đúng chỗ đó- in như là thời gian đang đứng lại. Mùi hôi thối không thể chịu nổi tràn ngập khắp căn phòng, từ nước tiểu, từ rác rưởi và từ đồ gỗ mục nát. Em bé được quấn trong một cái khăn. Da của bé toàn là vẩy, vô cùng bẩn thỉu. Trên đầu và đằng sau lưng bị lở loét vì nằm quá lâu.

Cecilie Hansen ngồi cạnh em bé gần 2 tuổi, vuốt ve mặt em : „ Tôi đã khóc, khi lần đầu tiên được chạm vào bé. Khóc vì hạnh phúc, vì đã tìm thấy cháu, vì đã có thể giúp cháu được ngay bây giờ“. Với khăn ẩm mang theo Cecilie lau sạch sẽ thân thể bé. Chị hát cho bé nghe, ủ đôi bàn tay bé, bón cho bé ăn rau nghiền. „ Lần đầu tiên khi bé trao cho tôi nụ cười, thì tôi biết , tôi đã hành động hoàn toàn đúng „. Vào nửa đêm , bệnh viện tư động tắt đèn. Nhưng bây giờ thì đã có điều khác trước : Lần đầu tiên trong đời cháu bé có đầu to không phải ngủ một mình trong bóng tối. Cecilia từ Đan mạch tới đã ở bên em.

Hai ngày sau đó thì bé gái, mà cho đến bây giờ mọi người vẫn tiếp tục gọi là Ghane( Đầu to), được chuyển đến bệnh viên tư. Khi các y tá mang em ra ngoài thì đây là lần đầu tiên trong đời em được biết đến ánh mặt trời. Ở trong taxi Cecilie bế Ghane trên tay. Người em gầy gò , suy dinh dưỡng, đầu em nặng 20 kg đúng bằng chiếc vali hành lý của Cecilie khi sang đây. Mọi người luôn đập cửa taxi , chụp ảnh bằng điện thoại đi động đứa bé bệnh tật, ồn ào, náo nhiệt như một sự kiện lớn.

Khi các y tá ở bệnh viên tư hỏi tên bé , không do dự Cecilie trả lời ngay: tên cháu là Victoria. Có nghĩa là Chiến thắng.

Và sau đó là liên tiếp ba cuộc phẫu thuật theo kế hoạch có kết quả . Từ từ nước thoát ra được khỏi não cháu bé và đầu của cháu đã nhỏ lại như một quả bóng nước xì hơi. Cả ngày cũng như đêm Cecilie trực bên dường bệnh của Victoria và cả hai đã quen với nhau . Nhưng 14 ngày sau thì Cecilia phải quay trở về. Cả gia đình đang đợi chị. Lần cuối cùng chị vuốt ve đầu Victoria : “Tạm biệt”, Cecilie nói, “con sẽ vượt qua”.

“ Khi đã ở Đan mạch tôi cảm thấy bất lực một cách khủng khiếp” , Cecilia kể, tôi chỉ còn liên lạc được với bác sỹ bằng email. Nhưng chẳng có cách nào khác được “. Sau một tuần thì ekip phẫu thuật tiến hành phẫu thuật đợt hai. Sọ của Victoria phải mở ra và tạo dáng lại. Tất cả đều rất trôi chảy. Nhưng sau đó hai ngày thì Cecilia nhận được một SMS của bác sỹ trưởng bệnh viện: “ Xin bà hãy bình tĩnh. Chúng tôi đã làm tất cả.” Cuộc nói chuyện bằng điện thoại sau đó đã kể lại rằng Victoria sau khi mổ thì bị sốt cao và sau đó thì tim ngừng đập. Cháu bé chết vào ngày 19 tháng 11, đúng hai tháng sau khi Cecilie lần đầu nhìn thấy ảnh của cháu trên báo. Chỉ ít giờ sau xác của cháu được hỏa táng.

“Sau đó lòng tôi trĩu nặng cảm giác có lỗi vì tôi đã không có ở đó”, Ceclie kể. “ Nhưng tôi đã làm tất cả những gì mà tôi có thể làm được.” Cháu bé có đầu to ơi, cháu có thể cảm nhận được bao nhiêu?. Cecilia đã mang đến cho cháu một cái tên và một cơ hội. Chị cũng đã mang đến cho cháu cảm giác được yêu thương. Dù chỉ là vài ngày ngắn ngủi .

Vào ngày 28 tháng ba này Cecilie Hansen sẽ lại bay sang Nepal. Chị muốn mang tất cả đồ đạc còn lại của Victoria về nhà, cái chăn, quyển truyện tranh của cháu. Nếu con trai Sebastian lớn, chị sẽ kể cho cháu nghe về Victoria. “Lúc đầu tôi xác định muốn giúp cháu bé không quen biết ở Nepal thì tôi phải dũng cảm”, Cecilie kể, “ tôi muốn làm một việc gì đó có ý nghĩa, có thể là cho chính bản thân mình. Cuối cùng thì chính Victoria lại tặng tôi một kho báu. Cháu đã dạy tôi thế nào là sự chịu đựng, rằng không có gì đáng giá bằng cuộc sống . Nụ cười của cháu cho tôi thấy niềm hy vọng, và rằng lòng yêu thương chỉ nói bằng một thứ ngôn ngữ thôi, nó vượt qua tất cả mọi biên giới. Đến bây giờ Victoria còn mãi sưởi ấm trái tim tôi. Cháu là một cô bé dũng cảm, tôi sẽ không bao giờ quên cháu."

Đến mùa thu này Cecilie sễ đón đứa con thứ hai, là một bé gái. Cháu sẽ không có tên là Victoria. “Victoria của tôi chỉ có một và là duy nhất”.



Cô cháu trong
bệnh viên ở Nepal, nơi chỉ có

một ngọn đèn đỏ leo lét. Seri ảnh này đã đoạt giải

ba World Press Photo Award, giải quan

nhất trong nhiếp ảnh. Sau cái chết của Victoria
Celie Hasen thành lập trang web để quyên góp
xây dựng bệnh viện trẻ em ở Nepal: www.victoria-
foreningen.org









Cô bé Victoria ở Nepal : từ khi sinh ra

đứa trẻ này sống cách biệt với thế giới bên

ngoài trong một bệnh viện- cho đến khi Cecilie

Hansen đến.







Trong khi đi taxi đến bệnh giải phẫu

thì cũng là lần đầu tiên cháu được ánh

mặt trời chiếu vào da thịt.







Ngay trước một phẫu thuật quan trọng:

Victoria được chụp máy gây mê.







Một y tá bế Victoria lên giường mổ.

Cái đầu của cô bé gần hai tuổi này nặng

20 kg.






Tháng 11 năm 2010: Ở một bệnh viện tư Nepal

tiến hành giải phẫu sọ của victoria (chu vi 73cm).

Một cái đầu to như thế, bản thân vị bác sỹ cũng

chưa thấy bao giờ .








Ánh mắt tò mò nhìn thế giới: Bé Victoria,

đầu quấn khăn che dấu vết cuộc đại phẫu thuật

khó khăn vừa trải qua.












1 nhận xét:

lyhuong nói...

Đã đăng trên blog k5(3)